[ C++ ] Tính đa kế thừa – Multiple Inheritance trong C++

Tính đa kế thừa – Multiple Inheritance trong C++


Trong ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, tính kế thừa chia làm hai loại: ngôn ngữ đơn thừa kế và ngôn ngữ đa thừa kế.


Tính đơn thừa kế: là tính chất cho phép một lớp chỉ có thể kế thừa từ một lớp cơ sở duy nhất. Nếu bạn muốn sử dụng tính năng đa thừa kế trong ngôn ngữ lập trình loại này, bạn có thể cần phải sử dụng đến khái niệm giao diện interface. Ngôn ngữ đơn thừa kế tiêu biểu gồm: Java, C#, Delphi.

Tính đa thừa kế: là tính chất cho phép một lớp có thể kế thừa từ nhiều lớp cơ sở. Ngôn ngữ đa thừa kế tiêu biểu gồm: C++.

Ví dụ khai báo tính đa kế thừa trong C++ tuân theo cú pháp sau      

// đa kế thừa
class D: public B, public C
Giải thích: Lớp D gọi là lớp con; lớp B, C (các lớp cơ sở).
// đơn kế thừa
class B: public A
class C: public A
 
Giải thích: Lớp B gọi là lớp con; lớp A (lớp cơ sở). Lớp C gọi là lớp con; lớp A (lớp cơ sở).  

Tính đa kế thừa – Multiple Inheritance trong C++

Hình vẽ minh họa

Ví dụ [code Tubor C++]
#include<iostream.h>
#include<conio.h> 
class A{
   int a;
  public:
   void showA(void);
};
class B{
   int b;
  public:
   void showB(void);
};
class C: public A, public B{
  int c;
 public:
  void showC(void);
};
void A::showA(void){
  cout<<"\n I’m A";
}
void B::showB(void){
  cout<<"\n I’m B";
}
void C::showC(void){
  cout<<"\n I’m C";
}
      // ham main=========
int main()
{
  C c;
  c.showA();
  c.showB();
  c.showC();
  return 0;
}
Kết quả:
I’m A 
I’m B
I’m C

Giải thích: trong ví dụ này, lớp C kế thừa từ lớp A và lớp B. Khi ta khai báo c là đối tượng của lớp C, do tính kế thừa nên đối tượng c chứa không chỉ thành viên của lớp c, mà còn có các thành viên của lớp A và B.



Chúc các bạn thành công!

 


(TxT)

[ C++ ] Hàm bạn, lớp bạn trong C++

[ C++ ] Hàm bạn, lớp bạn trong C++ 


Trong khi viết các chương trình trong C++, đôi khi chúng ta cần cấp quyền truy xuất cho một hàm tới các thành viên không là các thành viên chung của một lớp. Một truy xuất như thế được thực hiện bằng cách khai báo hàm như là bạn của lớp. Có hai lý do có thể cần đến truy xuất này là:
 - Có thể là cách định nghĩa hàm chính xác.
 - Có thể là cần thiết nếu như hàm cài đặt không hiệu quả.

[ C++ ] Hàm bạn, lớp bạn trong C++

* Cách viết một hàm bạn: Để một hàm trở thành hàm bạn, có hai cách viết:

Cách 1: Đặt từ khóa friend trước các hàm được khai báo trong lớp, sau đó xây dựng hàm bên ngoài như bình thường.

class A
{
private:
  //Cac thuoc tinh
public:
  friend void h1(...);
  friend int h2(...);
  ....
};

void h1(...)
{
  ...
}

int h2(...)
{
  ...
}
Cách 2: Dùng từ khóa friend để xây dựng hàm trong định nghĩa lớp.

class A
{
private:
  //Cac thuoc tinh
public:
   friend void h1(...)
   {
    ...
    }
   friend int h2(...)
   {
    ...
    }
  ....
};


* Tính chất của hàm bạn:

+ Trong thân hàm bạn của một lớp có thể truy nhập tới các thuộc tính của các đối tượng thuộc lớp này. Đây là khác nhau duy nhất giữa hàm bạn và hàm thông thường.
+ Hàm bạn không phải là phương thức của một lớp, lời gọi của hàm bạn giống như lời gọi của hàm thông thường.
---------------------
Ví dụ (hàm bạn): Viết hàm Area để tính diện tích hình chữ nhật, Area là hàm bạn của lớp Rectangle

#include<iostream.h>
#include<conio.h>

class Rectangle
{
private:
int w;
int h;
public:
Rectangle(int, int);
friend int Area(Rectangle); // khai bao ham ban Area
}; 
Rectangle::Rectangle(int w, int h){
this->w = w;
this->h = h;
}
// ham ban
int Area(Rectangle rec){
return (rec.w*rec.h);
}
// ham main
int main()
{
   Rectangle rec(2, 5);
   cout<<"Dien tich HCN:  "<<Area(rec);
   return 0;
}

//--------------------------------
Ví dụ 2 (lớp bạn):  Lớp B là bạn của lớp A

#include<iostream.h>
#include<conio.h>

class A
{
private:
int r; // chieu rong
int d; // chieu dai
public:
A(int, int);
friend class B; // khai bao lop B la ban cua A
};
A::A(int r, int d){
  this->r=r; this->d=d;
}
class B{
private:
int r;
int d;
public:
B(A); // khoi tao B theo A
void InKQ();
};

B::B(A t){
this->r = t.r;
this->d = t.d;
}
void B::InKQ(){
cout<<"\n Ket qua: "<<r*d;
}

// ham main
int main()
{
A rec(2, 5);
B m(rec);
m.InKQ();
return 0;
}

----------


Chúc các bạn thành công!
   


[ C++ ] Phương thức khởi tạo & Phương thức hủy trong C++


Phương thức khởi tạo và phương thức hủy là hai phương thức cơ bản và rất cần thiết khi ta xây dựng một lớp đối tượng nói chung và lập trình C++ nói riêng.

* Phương thức thiết lập (Constructor)
+ Nhiệm vụ của phương thức khởi tạo: Các phương thức thiết lập có nhiệm vụ thiết lập thông tin ban đầu cho một đối tượng thuộc về lớp ngay khi đối tượng được khai báo.

+ Đặc điểm của phương thức khởi tạo (phương thức thiết lập):
 - Tên của phương thức thiết lập trùng với tên lớp.
 - Phương thức thiết lập không có giá trị trả về.
 - Một lớp có thể có nhiều phương thức thiết lập khác nhau.

Trong quá trình tồn tại của đối tượng, chỉ có một lần duy nhất mà phương thức thiết lập được gọi thực hiện mà thôi đó là khi đối tượng ra đời.

+ Phân loại phương thức thiết lập: Có thể chia phương thức thiết lập thành 3 loại
 - Phương thức thiết lập mặc định (default contructor): là phương thức thiết lập không nhận tham số đầu vào. Các thông tin ban đầu cho đối tượng của lớp bằng những giá trị mặc định (do lập trình viên quy định). Phương thức thiết lập mặc định không có đối số.
 - Phương thức thiết lập sao chép (copy contructor): là phương thức thiết lập nhận tham số đầu vào là 1 đối tượng thuộc cùng 1 lớp. Các thông tin ban đầu của đối tượng sẽ hoàn toàn giống thông tin của đối tượng tham số đầu vào.
- Phương thức thiết lập có tham số: là phương thức thiết lập không thuộc 2 loại trên. Các thông tin ban đầu của đối tượng sẽ phụ thuộc vào giá trị các tham số của phương thức thiết lập.

Ví dụ: Phương thức khởi tạo của lớp phân số

class CPhanSo
{
private:
int tu;
int mau;
public:
   CPhanSo(); // khoi tao mac dinh
      CPhanSo(const CPhanSo&); // khai tao coppy
   CPhanSo(int); // truyen 1 tham so
   CPhanSo(int,int); // truyen 2 tham so
}

//Default constructor
CPhanSo::CPhanSo()
{
tu = 0;
mau = 1;
}

//Copy constructor
CPhanSo::CPhanSo(const CPhanSo& x)
{
tu = x.tu;
mau = x.mau;
}

//Two other constructors
CPhanSo::CPhanSo(int t)
{
tu = t;
mau = 1;
}

CPhanSo::CPhanSo(int t, int m)
{
tu = t;
mau = m;
}
* Phương thức hủy (Destructor)

+  Phương thức hủy có nhiệm vụ thu hồi lại bộ nhớ được cấp phát cho đối tượng thuộc lớp ngay khi đối tượng hết phạm vi hoạt động.
+ Các đặc điểm của phương thức hủy:
 - Phương thức hủy có tên trùng với tên lớp (có thêm dấu ~ phía trước).
 - Phương thức hủy không có giá trị trả về và cũng không nhận tham số đầu vào.
 - Mỗi lớp chỉ có nhiều nhất một phương thức hủy. Nếu lập trình viên không xây dựng hàm hủy thì trình biên dịch sẽ tạo ra một phương thức hủy mặc định.
 - Phương thức hủy chỉ được tự động gọi thực hiên một lần duy nhất (khi đối tượng hết phạm vi hoạt động).
 - Phương thức hủy phải được xây dựng khi trong phương thức khởi tạo, ta có sử dụng các hàm cấp phát bộ nhớ thì ta bắt buộc phải xây dựng phương thức hủy để thu hồi các bộ nhớ này lại.

Ví dụ:  sử dụng phương thức hủy

class CString
{
  private:
char *_text;
int  size;
  public:
CString(char *ch); // Phương thức khởi tạo
~CString(); // Phương thức hủy
};
// Định nghĩa phương thức khởi tạo
CString::CString( char *ch )
{
size = strlen(ch) + 1;
//Cấp phát bộ nhớ cho biến _text
_text = new char[size];
if(_text)
strcpy( _text, ch);
}
// Định nghĩa phương thức hủy
CString::~CString()
{
// Thu hồi bộ nhớ cấp phát cho biến _text
if (_text)
delete[] _text;
}

[ Tham khảo: duytuej]

[ C\C++ ] Một số ví dụ về cấu trúc điều khiển và mảng 1 chiều trong C\C++ [ lập trình căn bản ]

Bài 1: Viết chương trình
- In ra màn hình những số có 5 chữ số có tổng các chữ số nhỏ hơn 10 (ví dụ: 10000, 10001,10002,..)
- Đếm các số nguyên tố nhỏ hơn 100.
//======================================

// Code TC++3.0 or TC++4.5
#include<iostream.h>
#include<conio.h>
int main(){
 // In ra man hinh nhung so co 5 chu so co tong cac chu so <10
 cout<<"\n * IN DAY SO: \n";
 long a=10000;
 while(a<100000){
 // tach a
 int dv, ch, tr, ng, tn;
 dv=a%10; ch=(a/10)%10; tr=(a/100)%10; ng=(a/1000)%10; tn=a/10000;
 int tong=dv+ch+tr+ng+tn;
 if (tong<10) cout<<a<<"; ";
     a++;
 }
 // In ra man hinh nhung so nguyen to nho hon 100---------------
 cout<<"\n * DEM SO NGUYEN TO: \n";
 int i=1, test=0,dem=0;
 while(i<=100){
int j=2;
while(j<i){
 if(i%j==0) {test=1; break;}
j++;
}
if(test==0) dem++;
test=0;
  i++;
 }
 cout<<" => ket qua: "<<dem;
 getch();
 return 1;
}
[Tải Code Chương trình tại đây (Lưu ý: Sau 5s, click Bỏ qua quảng cáo - Skin Ad)]
//========================================
Bài 2: Viết các hàm
 - Nhâp vào dãy số nguyên có n số (3<=n<=30, n nhập từ bàn phím)
 - In dãy vừa nhập
 - Tính tổng các số lớn hơn 0
 - In ra những số lớn hơn giá trị trung bình cộng của dãy
 - Sắp xếp dãy tăng dần

//=========================================

// Code TC++3.0 or TC++4.5
#include<iostream.h>
#include<conio.h>
// khai bao bien toan cuc
int a[30],n;
// ham nhap---------------------------------------
void Nhap(){
// nhap n
do{
 cout<<"\n + Nhap so phan tu (n): "; cin>>n;
 if (n<3||n>30) cout<<"\n => nhap lai n!";
}while(n<3||n>30);
// nhap day so
cout<<"\n + Nhap day so:";
for(int i=0;i<n;i++) {
cout<<"\n a["<<i<<"]= "; cin>>a[i];
}
}
// ham In day-------------------------------------
void InDay(){
cout<<"\n + In day vua nhap: ";
for(int i=0;i<n;i++)
cout<<a[i]<<"; ";
}
// ham Tinh tong----------------------------------
void TinhTong(){
 long tong=0;
 for(int i=0;i<n;i++)
if(a[i]>0) tong+=a[i];
 cout<<"\n + Tong cac so lon hon 0: "<<tong;
}
// in day so lon hon gia tri trung binh cua day----
void InDayL(){
// tinh gia tri trung binh cua day
long s=0;// chua tong day
for(int i=0;i<n;i++)
s+=a[i];
float tb;// chua gia tri trung binh
tb=(float)s/n;
// In ra nhung so lon hon gia tri trung binh
cout<<"\n + Nhung so lon hon gia tri trung binh ("<<tb<<"): ";
for(i =0;i<n;i++)
       if (a[i]>(int)tb) cout<<a[i]<<"; ";
}
// Sap xep day--------------------------------------
void SapXep(){
 // sap xep day (select sort)
 cout<<"\n + DAY DA SAP XEP:\n";
 for(int i=0;i<n-1;i++)
  for(int j=i+1;j<n;j++)
if(a[i]>a[j]) {
 // doi cho a[i] <-> a[j]
 int tg=a[i];
 a[i]=a[j];
 a[j]=tg;
}
 // in day
     InDay();
}
// ham main------------------------------------------
int main(){
// goi ham
Nhap();
InDay();
TinhTong();
InDayL();
SapXep();
getch();
return 1;
}
[Tải Code Chương trình tại đây (Lưu ý: Sau 5s, click Bỏ qua quảng cáo - Skin Ad)]
//============================================


[ Android ] Cài đặt Android SDK, Eclipse và thiết bị giả lập AVD (Android Virtual Device)


Thực hiện cài đặt theo các bước:

Bước 1: Cài đặt Android SDK (Software Development Kit)

- Tải về Android SDK (Software Development Kit) > http://developer.android.com/sdk/index.html

- Bước cài đặt Android SDK sẽ giúp chúng ta cài đặt thiết bị giả lập Android trên máy tính. Việc thiết lập môi trường giả để: test chương trình, hoặc phần mềm thay thế cho thiết bị thật.

- Khi tải Android SDK về, chúng ta tiến hành giải nén vào bất kỳ đâu cũng được. Nên giải nén các tools phát triển trên cùng thư mục.

Bước 2: Cài đặt Eclipse IDE (công cụ lập trình Java)

- Tải Eclipse IDE (Java) > http://www.eclipse.org/downloads/

- Ở đây chúng ta có thể lựa chọn Eclipse hoặc Netbean. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của google và kinh nghiệm bản thân, em nghĩ nên chọn Eclipse.

- Sau khi tải về Eclipse, tiến hành giải nén Eclipse. Bạn nên giải nén các tools phát triển trên cùng thư mục.

Bước 3:  Cài đặt Android Development Tools (ADT) plugin cho Eclipse

- Mở Eclipse

>> Vào Help > Install New Software (hoặc Software Updates với các phiên bản cũ hơn)
>> Chọn Tab Available software
>> Chọn Add Site

( Có thể vào trực tiếp đây để download ADT về: http://developer.android.com/tools/sdk/eclipse-adt.html#downloading (chọn Archive) )

Hoặc nhập địa chỉ sau: https://dl-ssl.google.com/android/eclipse/

Nếu ko được: https://dl-ssl.google.com/android/eclipse/


- Chọn tất cả các gói. >> Nhấn Next là Ok


 - Chấp nhận thỏa thuận rồi Finish


- Quá trình cài (mất một chút thời gian)


Bước 4: Kết nối Android SDK với Eclipse IDE

Thực hiện việc kết nối SDK với Eclipse :
>> Chọn Windows > Preference menu
>> Chọn Android từ cây danh mục bên trái
>> Nhập SDK Location: là thư mục giải nén SDK đã thực hiện được ở bước 1


Đến bước này có thể nói đã hoàn thiện các bước chính để cài đặt SDK và eclipse. Để chọn lựa API và Emulator, chúng ta vào thư mục android-sdk-windows (thư mục đã cài đặt ở step 1), chạy file SDK Manager.exe.

Chú ý: chạy file này bằng quyền Administrator trên windows. SDK Manager giúp chúng ta quản lý SDK Tools, SDK Platform Tools (Update, New…), các API và các AVD (Android Virtual Device)…

Tại đây, chúng ta có thể chọn Android version để phát triển. Xem chi tiết các android version: http://developer.android.com/about/index.html .

Ví dụ: 
  Android 4.1 tương ứng API16,
  Android 4.0.3 – API15,
  Android2.2 - API8...

Ở đây chúng ta có thể xem mô tả chi tiết cho End user hoặc cho Developer. API guide chắc chắn sẽ là những kiến thức rất cần thiết với những bạn Developer.

Sau khi đã thiết lập xong, vào Tools > Manager AVDs để tạo virtual device.

>>>> Khi cài xong mở Eclipse xuât hiện các icon Android


Chúc thành công!

*******

Một số tài liệu và khoá học bổ ích dành cho bạn: 

# Giáo trình: Lập Trình Android [Click để xem]

# Khoá học online:  Lập trình Android toàn tập [Click để xem]

[TxT]