Phương thức khởi tạo và phương thức hủy là hai phương thức cơ bản và rất cần thiết khi ta xây dựng một lớp đối tượng nói chung và lập trình C++ nói riêng.
* Phương thức thiết lập (Constructor)
+ Nhiệm vụ của phương thức khởi tạo: Các phương thức thiết lập có nhiệm vụ thiết lập thông tin ban đầu cho một đối tượng thuộc về lớp ngay khi đối tượng được khai báo.
+ Đặc điểm của phương thức khởi tạo (phương thức thiết lập):
- Tên của phương thức thiết lập trùng với tên lớp.
- Phương thức thiết lập không có giá trị trả về.
- Một lớp có thể có nhiều phương thức thiết lập khác nhau.
Trong quá trình tồn tại của đối tượng, chỉ có một lần duy nhất mà phương thức thiết lập được gọi thực hiện mà thôi đó là khi đối tượng ra đời.
+ Phân loại phương thức thiết lập: Có thể chia phương thức thiết lập thành 3 loại
- Phương thức thiết lập mặc định (default contructor): là phương thức thiết lập không nhận tham số đầu vào. Các thông tin ban đầu cho đối tượng của lớp bằng những giá trị mặc định (do lập trình viên quy định). Phương thức thiết lập mặc định không có đối số.
- Phương thức thiết lập sao chép (copy contructor): là phương thức thiết lập nhận tham số đầu vào là 1 đối tượng thuộc cùng 1 lớp. Các thông tin ban đầu của đối tượng sẽ hoàn toàn giống thông tin của đối tượng tham số đầu vào.
- Phương thức thiết lập có tham số: là phương thức thiết lập không thuộc 2 loại trên. Các thông tin ban đầu của đối tượng sẽ phụ thuộc vào giá trị các tham số của phương thức thiết lập.
Ví dụ: Phương thức khởi tạo của lớp phân số
class CPhanSo
{
private:
int tu;
int mau;
public:
CPhanSo(); // khoi tao mac dinh
CPhanSo(const CPhanSo&); // khai tao coppy
CPhanSo(int); // truyen 1 tham so
CPhanSo(int,int); // truyen 2 tham so
}
//Default constructor
CPhanSo::CPhanSo()
{
tu = 0;
mau = 1;
}
//Copy constructor
CPhanSo::CPhanSo(const CPhanSo& x)
{
tu = x.tu;
mau = x.mau;
}
//Two other constructors
CPhanSo::CPhanSo(int t)
{
tu = t;
mau = 1;
}
CPhanSo::CPhanSo(int t, int m)* Phương thức hủy (Destructor)
{
tu = t;
mau = m;
}
+ Phương thức hủy có nhiệm vụ thu hồi lại bộ nhớ được cấp phát cho đối tượng thuộc lớp ngay khi đối tượng hết phạm vi hoạt động.
+ Các đặc điểm của phương thức hủy:
- Phương thức hủy có tên trùng với tên lớp (có thêm dấu ~ phía trước).
- Phương thức hủy không có giá trị trả về và cũng không nhận tham số đầu vào.
- Mỗi lớp chỉ có nhiều nhất một phương thức hủy. Nếu lập trình viên không xây dựng hàm hủy thì trình biên dịch sẽ tạo ra một phương thức hủy mặc định.
- Phương thức hủy chỉ được tự động gọi thực hiên một lần duy nhất (khi đối tượng hết phạm vi hoạt động).
- Phương thức hủy phải được xây dựng khi trong phương thức khởi tạo, ta có sử dụng các hàm cấp phát bộ nhớ thì ta bắt buộc phải xây dựng phương thức hủy để thu hồi các bộ nhớ này lại.
Ví dụ: sử dụng phương thức hủy
class CString
{
private:
char *_text;
int size;
public:
CString(char *ch); // Phương thức khởi tạo
~CString(); // Phương thức hủy
};
// Định nghĩa phương thức khởi tạo
CString::CString( char *ch )
{
size = strlen(ch) + 1;
//Cấp phát bộ nhớ cho biến _text
_text = new char[size];
if(_text)
strcpy( _text, ch);
}
// Định nghĩa phương thức hủy
CString::~CString()
{
// Thu hồi bộ nhớ cấp phát cho biến _text
if (_text)
delete[] _text;
}
[ Tham khảo: duytuej]