[Tự học lập trình Java] Bài 1: Chương trình JAVA đầu tiên

Chương trình sau đây cho phép hiển thị một thông điệp “My first program in Java”.

Để soạn thảo chương trình bạn có thể sử dụng 1 trong các công cụ lập trình phổ biến sau: Netbean, Eclipse, Jcreator. Đây là những công cụ hoàn toàn miễn phí.


Tiến hành soạn thảo (Ví dụ sau đây sử dụng công cụ Netbean7.4 để soạn thảo chương trình, các công cụ khác tiến hành tương tự)

Bước 1 - Tạo Project mới: File / New project

Bước 2 - Chọn: Java – Applications


Bước 3 - Đặt tên Project và class

Bước 4 - Soạn thảo chương trình dưới đây
// This is a simple program called “First.java”

package first;

public class First
{
public static void main(String args[])
 {
    System.out.println(“My first program in Java”);
 }
}

Lưu ý: Các bạn có thể xóa hết nội dung trong của sổ đi và gõ lại.

Bước 5 - Chạy chương trình: click RUN

Lưu ý:
Tên file đóng vai trò rất quan trọng trong Java. Chương trình biên dịch Java chấp nhận phần mở rộng .java. Trong Java, mã lệnh phải nằm trong các lớp. Bởi vậy tên lớp và tên file phải trùng nhau. Java phân biệt chữ hoa và chữ thường (case-sensitive).

Phân tích chương trình đầu tiên

// This is a simple program called “First.java”

Ký hiệu “// ” dùng để thuyết minh dòng lệnh. Trình biên dịch sẽ bỏ qua dòng thuyết minh này. Java còn hỗ trợ thuyết minh nhiều dòng. Loại thuyết minh này có thể bắt đầu với /* và kết thúc với */

/*This is a comment that

extends to two lines*/
/ *This is
a multi line

comment */

Dòng kế tiếp khai báo lớp có tên ‘First’. Để tạo một lớp thêm ta bắt đầu với từ khoá ‘class’, kế đến là tên lớp (và cũng chính là tên file).

class First: Tên lớp nói chung nên bắt đầu bằng chữ in hoa. Từ khoá ‘class’ khai báo định nghĩa lớp. ‘First’ là tên của lớp. Một định nghĩa lớp nằm trọn vẹn nằm giữa hai ngoặc móc mở ({) và đóng (}). Các ngoặc này đánh dấu bắt đầu và kết thúc một khối lệnh.

public static void main(String args[ ]): Đây là phương thức chính, từ đây chương trình bắt đầu việc thực thi của mình. Tất cả các ứng dụng java đều sử dụng một phương thức “main” này. Chúng ta sẽ tìm hiểu từng từ trong lệnh này.

Từ khoá ‘public’ là một chỉ định truy xuất. Nó cho biết thành viên của lớp có thể được truy xuất từ bất cứ đâu trong chương trình. Trong trường hợp này, phương thức “main” được khai báo ‘public’, bởi vậy JVM có thể truy xuất phương thức này.

Từ khoá ‘static’ cho phép main được gọi tới mà không cần tạo ra một thể hiện (instance) của lớp. Nhưng trong trường hợp này, bản copy của phương thức main được phép tồn tại trên bộ nhớ, thậm chí không có một thể hiện của lớp đó được tạo ra. Điều này rất quan trọng vì JVM trước tiên gọi phương thức main để thực thi chương trình. Vì lý do này phương thức main cần phải là tĩnh (static). Nó không phụ thuộc vào các thể hiện của lớp được tạo ra.

Từ khoá ‘void’ thông báo cho máy tính biết rằng phương thức sẽ không trả lại bất cứ giá trị nào khi thực thi chương trình.

Phương thức ‘main()’ sẽ thực hiện một số tác vụ nào đó, nó là điểm mốc mà từ đó tất cả các ứng dụng Java được khởi động.

‘String args[]’ là tham số dùng trong phương thức ‘main’. Các biến số trong dấu ngoặc đơn nhận từng thông tin được chuyển vào ‘main’. Những biến này là các tham số của phương thức. Thậm chí ngay khi không có một thông tin nào được chuyển vào ‘main’, phương thức vẫn được thực hiện với các dữ liệu rỗng – không có gì trong dấu ngoặc đơn.

‘args[]’ là một mảng kiểu “String”. Các đối số (arguments) từ các dòng lệnh được lưu vào mảng. Mã nằm giữa dấu ngoặc móc ({ }) của ‘main’ được gọi là ‘method block’. Các lệnh được thực thi trong ‘main’ cần được viết trong khối này.

System.out.println(“My first program in Java”);

Dòng lệnh này hiển thị chuỗi “My first program in Java” trên màn hình. Phát biểu ‘println()’ tạo ra một cổng xuất (output). Phương thức này cho phép hiển thị chuỗi được truyền vào ra ‘System.out’. Ở đây ‘System’ là một lớp đã định trước, nó cho phép truy nhập vào hệ thống và ‘out’ là một chuỗi xuất được kết nối với dấu nhắc (console).

*Phụ lục* Nhập, xuất trong Java 

Có nhiều phương thức nhập, xuất khác nhau trong Java, trong phần này mình giới thiệu phương thức nhập, xuất đơn giản nhất để các bạn tiện làm bài tập. Còn các phương thức khác các bạn sẽ xem tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau.

- Xuất - In kết quả ra màn hình sử dụng câu lệnh:
  System.out.print("Xâu, ký tự, biến, biểu thức mà bạn cần in ra"); // in xong không xuống dòng
hoặc
  System.out.println("Xâu, ký tự, biến, biểu thức mà bạn cần in ra"); // in xong xuống dòng

Ví dụ: In ra tổng hai số a, b cho trước
   int a=4,b=5;
   System.out.print(" Tong cua "+ a +" cong "+b+" bang "+ (a+b)); // Trong đó "+" là toán tử nối xâu.
   //Kết quả: Tong cua 4 cong 5 bang 9

 - Nhập - Nhập dữ liệu từ bàn phím sử dụng phương thức Scanner.
  + Để sử dụng phương thức Scanner cần khai báo thư viện:
    import java.util.Scanner; // sau khai bao backage
  + Trước khi nhập bạn cần khai báo đối tượng Scanner
    Ví dụ: Scanner inp = new Scanner(System.in); // inp là đối tượng Scanner
  + Nhập dữ liệu cho biến:
    Ví dụ: Nhập dữ liệu cho một số nguyên
               int a;
               Scanner inp =new Scanner(System.in);
               a= inp.nextInt(); // bạn muốn nhập kiểu dữ liệu nào bạn cần chọn next_Kiểu dữ liệu tương ứng.

Ví dụ: Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên, tính tổng 2 số đó.

package tinhtong;
import java.util.Scanner;
public class TinhTong
{

   public static void main(String[] arg) {
   int a,b;

   // nhap a, b
   Scanner inp=new Scanner(System.in);
   System.out.print("\n a= ");  
   a=inp.nextInt();
   System.out.print("\n b= ");
   b=inp.nextInt();

   // tinh tong
   int tong=a+b;
   System.out.print("\n Tong = "+tong);  
  }
}

--------------------------------------------------- 

Một số tài liệu và khoá học bổ ích dành cho bạn: 

# Tài liệu: Lập trình hướng đối tượng JAVA core dành cho người mới bắt đầu học lập trình [Click để xem]

# Khoá học online: Lập trình Java trong 4 tuần [Click để xem]


Đọc thêm các bài khác:

Bài 1: Chương trình JAVA đầu tiên
Bài 2: Các kiểu dữ liệu và toán tử trong
Bài 3: Các cấu trúc điều khiển trong Java
Bài 4 : Mảng và chuỗi trong Java
Bài 5: Lớp (class) và đối tượng (object) trong Java
Bài 6:Thừa kế (Inheritance) và đa hình (Polymorphism)
Ví dụ lập trình giao diện đồ họa với Java (GUI)
Ví dụ lập trình kết nối dữ liệu với Java (JDBC)
Ví dụ về lập trình Android 

Tìm kiếm nội dung khác: