[Tự học lập trình C/C++] Bài 8: Cấu trúc lựa chọn switch... case

---------------------------------
* TÓM TẮT LÝ THUYẾT
---------------------------------

1. Cấu trúc switch - case
  Cú pháp của lệnh switch hơi đặc biệt một chút. Mục đích của nó là kiểm tra một vài giá trị hằng cho một biểu thức, tương tự với những gì chúng ta làm ở đầu bài này khi liên kết một vài lệnh if và else if với nhau
  
2. Cú pháp:
    witch (biểu thức)
    {
    case gt1:
    Khối lệnh 1;
    [break;]
   
    case gt2:
    Khối lệnh 2;
    [break;]
   
    case gt3:
    Khối lệnh3;
    [break;]
   
    ...
   
    case gtn:
    Khối lệnh n;
    [break;]
   
    [default:
    khối lệnh 0;]
    }
   
    Trong đó:
    - Biểu thức cho giá trị rời rạc (thường là giá trị nguyên).
    - Biểu thức cho giá trị ứng với trường hợp nào thì khối lệnh thuộc trường hợp đó thực hiện, gặp break thì kết thúc cấu trúc.
     - Nếu không gặp trường hợp nào tương ứng thì khối lệnh 0 thực hiện.
 


   
---------------------------------
** VÍ DỤ
---------------------------------

Ví dụ 1: 

+ Yêu cầu: Nhập vào từ bàn phím tháng và năm, in ra màn hình số ngày thuộc tháng đó.

+ Code:

#include <iostream>
#include <conio.h>

using namespace std;

int main() {
int thang,nam;
// nhap thang, nam
cout<<"\n Nhap vao thang: ";
cin>>thang;
cout<<"\n Nhap vao nam: ";
cin>>nam;
// in ra so ngay trong thang
switch (thang){
case 1:
case 3:
case 5:
case 7:
case 8:
case 10:
case 12:
cout<<"\n Thang co 31 ngay";
break;
case 4:
case 6:
case 9:
case 11:
cout<<"\n Thang co 30 ngay";
break;
case 2:
if(nam%4==0)
  cout<<"\n Thang co 29 ngay";
else
cout<<"\n Thang co 28 ngay";
default:
cout<<"\n Thang khong hop le! ";
}
return 0;
}

----------------

Ví dụ 2: 

+ Yêu cầu: Tính điểm cho sinh viên:
 - Nhập vào điểm: điểm toán rời rạc (3 tín chỉ); điểm lập trình (4 tín chỉ); điểm cơ sở dữ liệu (3 tín chỉ)
 - Tính điểm tổng kết.
 - In kết quả điểm chữ (A,B,C,D,F) của sinh viên.
 - Tính điểm tính lũy cho sinh viên

+ Code:

#include <iostream>
#include <conio.h>

using namespace std;

int main() {
    float dTRR,dLT,dCSDL;
    // nhap nhap diem
    cout<<"\n Nhap diem: ";
    cout<<"\n Diem toan roi rac: ";
    cin>>dTRR;
    cout<<"\n Diem lap trinh: ";
    cin>>dLT;
    cout<<"\n Diem co so du lieu: ";
    cin>>dCSDL;
    // Tinh diem
    float dTK;
    dTK=(dTRR*3+dLT*4+dCSDL*3)/10;
    // in diem tong ket
    cout<<"\n Diem tong ket: "<<dTK;
    // Tim diem chu
    char dChu;
    if(dTK<4)
    dChu='F';
    else if (dTK<5.5)
      dChu='D';
      else
       if (dTK<7.0)
      dChu='C';
      else
        if (dChu<8.5)
      dChu='B';
      else dChu='A';
     cout<<"\n Diem chu: "<<dChu;
     
    // Tinh điểm tích lũy
    int dTichLuy;
    switch (dChu)
    {
    case 'A':
    dTichLuy=4;
    break;
    case 'B':
    dTichLuy=3;
    break;
    case 'C':
    dTichLuy=2;
    break;
    case 'D':
    dTichLuy=1;
    break;
    default:
    dTichLuy=0;    
    }
    cout<<"\n Diem tich luy : "<<dTichLuy;
   return 0;
}

-------------
*** CHÚ Ý:
 - Cấu trúc switch hoàn toàn có thể chuyển đổi thành if.
 - Cấu trúc if kết hợp cùng break có thể chuyển đổi thành cấu trúc while => mọi cấu trúc có thể chuyển sang cấu trúc while.

** Đề nghị bạn đọc chuyển đổi các vị trên chỉ sử dụng while.

Một số tài liệu và khoá học bổ ích dành cho bạn: 

# Giáo Trình: Kỹ Thuật Lập Trình C/C++ Căn Bản Và Nâng Cao [Click để xem]

# Khoá học online: Học lập trình C/C++ TỪ A - Z [Click để xem]


------------------------
Xem bài khác: