[SWIFT] Bài 6 - Câu lệnh rẽ nhánh (if-else)

Bài 6 - Câu lệnh rẽ nhánh (if-else)

*  Câu lệnh If-else

if là một câu lệnh kiểm tra một điều kiện gì đó trong Swift. Chẳng hạn: Nếu a > b thì làm gì đó ....
Các toán tử so sánh thông dụng:

Toán tử         |  Ý nghĩa               |   Ví dụ
    >            Lớn hơn                      5 > 4 là đúng (true)
   <             Nhỏ hơn                      4 < 5 là đúng (true)
   >=          Lớn hơn hoặc bằng      4 >= 4 là đúng (true)
   <=          Nhỏ hơn hoặc bằng     3 <= 4 là đúng (true)
   ==          Bằng nhau                   1 == 1 là đúng (true)
   !=           Không bằng nhau        1 != 2 là đúng (true)
   &&        Và                                 a > 4 && a < 10
   ||             Hoặc                             a == 1 || a == 4


// condition: Điều kiện.if ( condition ) {  // Làm gì đó tại đây.}

Ví dụ:

// Ví dụ 1:
if ( 5 < 10 ) {
   print( "Five is now less than ten");
}
 // Ví dụ 2:
 if ( true ) {
    print( "Do something here");
}

Cấu trúc đầy đủ của if - else if - else:

// Chú ý rằng sẽ chỉ có nhiều nhất một khối lệnh được thực thi.
// Chương trình kiểm tra các điều kiện từ trên xuống dưới.
// Khi bắt gặp một điều kiện đúng, khối lệnh đó sẽ được thự thi.
// Các điều kiện còn lại sẽ bị bỏ qua.
...
// Nếu condition1 là đúng thì ..
if (condition1 )
{
  // Làm gì đó nếu condition1 là đúng (true).
}
// Ngược lại nếu condition2 là đúng thì ...
else if(condition2 )
{
  // Làm gì đó tại đây nếu condition2 là đúng (condition1 là sai).
}
// Ngược lại nếu conditonN là đúng thì ...
else if(conditionN )
{
  // Làm gì đó ở đây nếu conditionN là đúng
  // (Tất cả các điều kiện ở trên là sai).
}
// Ngược lại (Khi tất cả các các điều kiện ở trên là sai).
else {
// Làm gì đó.
}

IfElseExample.swift

import Foundation

func ifElseExample() {
// Khai báo một biến kiểu UInt32 với giá trị ngẫu nhiên.
// (Hàm arc4random() trả về một giá trị ngẫu nhiên).
var randomValue: UInt32 = arc4random()
print("Random value = " + String(randomValue))
// Chia cho 200 và trả về số dư (remainder).
var age: UInt32 = randomValue % 200;
print("Your age= " + String(age)) 
// Kiểm tra nếu age < 80 thì..
if (age < 80) {
  print("You are pretty young");
}

else if age >= 80 && age <= 100 {
print("You are old");
}
// Ngược lại (Các trường hợp còn lại).
else {
print("You are verry old");
}

}

RUN:


* Câu lệnh Switch-Case

Một số ví dụ sử dụng switch:

SwitchExample1.swift

import Foundation
func switchExample1() {
// Đề nghị người dùng chọn một lựa chọn.
print("Please select one option:")
print("1 - Play a game")
print("2 - Play music")
print("3 - Shutdown computer")
print("---------------------")

var randomValue: UInt32 = arc4random()
// Chia cho 5 và trả về số dư (remainder) (0, 1, 2, 3, 4)
var myValue:UInt32 = randomValue%5
// Khai báo một biến 'option'.
// Ép kiểu UInt32 thành kiểu Int.
// 'option' sẽ có giá trị 1, 2, 3, 4 hoặc 5.
var option:Int = Int(myValue) + 1
// String(option): Ép kiểu (cast) thành String.
print("You select: " + String(option))
// Kiểm tra các giá trị của 'option'.
switch (option) {
case 1:
print("You choose to play the game");
case 2:
print("You choose to play the music");
case 3:
print("You choose to shutdown the computer");
// Các trường hợp còn lại.
default:
print("Nothing to do...");
}

}

RUN:


Bạn có thể gộp nhiều giá trị vào trong một trường hợp (case):
SwitchExample2.swift

import Foundation

func switchExample2() {
// Khai báo một biến và gán giá trị 3 cho nó.
var option = 3
print("Option = \(option) ")
// Kiểm tra giá trị của 'option'.
switch (option) {
case 1:
print("Case 1")
// Trường hợp giá trị là 2,3,4,5
case 2, 3, 4, 5:
print("Case 2,3,4,5!!!")
// Trường hợp giá trị từ 6 -> 10
case 6...10:
print("Case 6...10")
// Trường hợp giá trị từ 11 -> 20 và là số lẻ.
case 11...20 where option % 2 == 1:
print("Case 11...20 and odd")
default:
print("Nothing to do...")
}


}

RUN:



Fallthrought:

Nếu bạn đã làm việc với các ngôn ngữ khác như Java, C# bạn có thể nhận thấy cú pháp sử dụng switch có sự khác biệt so với Swift. Trong Swift mỗi khi một trường hợp (case) đúng, khối lệnh của trường hợp (case) này sẽ được thực thi, và các trường hợp khác không được chạy.

Với Java, C# khi một trường hợp đúng khối lệnh của trường hợp đó được chạy, và nếu không có lệnh break thì khối lệnhcase (hoặc default) tiếp theo sẽ được thực thi.

Swift đã tự động break sau khi nó thực thi xong một khối lệnh case.
Swift thêm vào lệnh fallthrought (Lệnh này không có trong Java, C#), fallthrought nói với chương trình rằng tiếp tục thực thi khối lệnhcase (hoặc khối lệnh default) kế tiếp.

Hãy xem một ví dụ minh họa:


SwitchFallthroughExample.swift

import Foundation
func switchFallthroughExample() {

var option = 15
switch (option) {

case 0...10:
print("Case 0...10")
// fallthrough: Thực thi trường hợp tiếp theo.
fallthrough
case 11...20:
print("Case 11...20")
// fallthrough: Thực thi trường hợp tiếp theo.
fallthrough
case 21...30:
print("Case 21...30")
// fallthrough: Thực thi trường hợp tiếp theo.
fallthrough
case 31...40:
print("Case 31...40")
case 41...50:
print("Case 41...50")
default:
print("Default case")
}
}

RUN: