Có rất nhiều sinh vien thích ngủ hơn học, thậm chí ngủ trong giờ học. Đơn giản vì các bạn cho rằng bộ não đã đầy, không thể chứa thêm được nữa. Các bạn ghi chép đầy ra giấy và dung nạp kiến thức vào não thụ động. Lối ghi chép thụ động sẽ làm “chìm” các từ khóa quan trọng trong một rừng chữ ít quan trọng hơn làm não bộ cảm thấy chán nản và “bỏ quên” các ý trọng tâm. Không chỉ lãng phí thời gian, hay quên mà còn có thể đánh mất niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học.
Tony Buzan và Barry Buzan đã nghiên cứu và phát minh ra một cách ghi chép chủ động, sáng tạo gọi đó là Sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa tất cả các ý tưởng, ý trọng tâm để tìm ra một phương pháp giải quyết vấn đề. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ là một phương pháp mang tính “đột phá” trong việc ghi chú và lên kế hoạch.
Sơ đồ tư duy được vẽ trên một mặt giấy phẳng và biểu thị được thời gian, không gian, màu sắc. Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào mọi mặt của cuộc sống, qua đó nâng cao kết quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc.
Sơ đồ tư duy có 4 đặc điểm chủ yếu:
Đối tượng cần quan tâm được tóm lược trong một hình ảnh trọng tâm
Từ hình ảnh trọng tâm, những chủ đề phát sinh được lan tỏa thành các nhánh
Các nhánh được cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết, những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với nhánh có thứ bậc cao hơn.
Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết nhau
Cũng nên sử dụng màu sắc, hình ảnh, kí hiệu, kích thước để làm phong phú, nổi bật sơ đồ tư duy, làm tăng sự thu hút, hấp dẫn và tính độc đáo, nhờ đó mà người viết phát huy tính sáng tạo, khả năng nhớ lâu hơn.
Khi lập sơ đồ tư duy, bắt buộc người làm phải “động não” và biết sử dụng hình ảnh càng nhiều, càng tốt (hạn chế sử dụng ngôn ngữ) để liên kết các ý với nhau. Ý trung tâm cần được thể hiện bằng một hình ảnh trung tâm (và không quên sử dụng kỹ năng diễn đạt từ ngữ và kỹ năng tạo ảnh làm tăng gấp bội sức mạnh tư duy).
Cơ sở của các quy tắc Sơ đồ tư duy:
1. Nhấn mạnh
- Luôn dùng một hình ảnh làm trung tâm
- Dùng hình ảnh ở mọi nơi trong sơ đồ tư duy: mang lại sự hưng phấn, năng lực hình dung
- Mỗi hình ảnh trung tâm dùng ít nhất 3 màu: nhằm tránh sự đơn điệu cho sơ đồ
- Dùng kích cỡ trong các ảnh và xung quanh các từ: nhấn mạnh các phần quan trọng
- Sử dụng sự tương tác giữa các giác quan: là cách thức để nhớ lâu hơn.
- Thay đổi kích cỡ hình ảnh, chữ in và vạch liên kết: nhằm nhấn mạnh mức độ quan trọng của các thành phần trong cùng một phân cấp
- Phân cách có tổ chức giữa các thành phần: làm nổi rõ hình ảnh
- Phân cách thích hợp: mang lại tính hệ thống và mạch lạc cho sơ đồ tư duy
2. Liên kết
Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh, khác nhánh: giúp bạn thấy được mối liên hệ giữa các vùng trong sơ đồ tư duy
Dùng màu sắc, kí hiệu: giúp cải thiện khả năng nhớ
3. Mạch lạc
Mỗi dòng chỉ có một từ khóa
Luôn dùng chữ in: tạo thói quen ngắn gọn khi trình bày
Viết in từ khóa trên vạch liên kết
Vạch liên kết và các từ khóa luôn cùng độ dài
Các vạch liên kết nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với hình ảnh trung tâm
Vạch liên kết trung tâm dùng nét đậm
Đường bao “ôm sát” các nhánh
Ảnh vẽ phải thật rõ ràng
Sơ đồ tư duy luôn nằm theo chiều ngang
Luôn viết chữ in thẳng đứng
4. Tạo phong cách riêng theo sở thích của bạn nhưng vẫn phải đảm bảo các qui tắc của Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ trí nhớ hiệu quả, là một kĩ thuật ghi chú giúp phân tích thông tin, kích thích tư duy sáng tạo (đặc biệt, nên ghi chú cả những ý nghĩ bất chợt “lóe” lên trong đầu để làm tăng tính sáng tạo của tư duy).
Lợi ích của Sơ đồ tư duy trong việc hỗ trợ trí nhớ
1. Sơ đồ tư duy hỗ trợ trí nhớ tận dụng tất cả các kĩ năng của võ não, nhờ đó khả năng nhớ lên mức rất cao
2. Kích hoạt não ở mọi cấp độ, làm cho não nhớ tốt hơn và nhạy hơn
3. Tạo điều kiện cho khả năng nhớ ngẫu nhiên phát triển
4. giúp cải thiện trí nhớ
5. Kỹ năng nhớ cơ bản sẽ được tăng lên về mức độ sau mỗi lần sử dụng
6. phản ánh quy trình tư duy sáng tạo, nâng cao các kỹ năng tư duy sáng tạo
7. giúp tận dụng mọi khả năng liên tưởng của cá nhân, tăng cường khả năng khắc sâu và hình thành mạng lưới của não, nhờ đó làm tăng khả năng nhớ
8. giúp mỗi người tự tin hơn, nâng cao chức năng hoạt động tổng quát của tư duy.
Khoa học chứng minh rằng, trong mỗi giây, một tế bào não có thể tiếp nhận luồng thông tin, xử lí toàn bộ dữ liệu và truyền đi trong từng một phần triệu giây. Vì vậy, bộ não của con người là một cỗ máy kì diệu nhất hành tinh và con người không bao giờ sử dụng hết khả năng của bộ não. Sử dụng sơ đồ tư duy không chỉ làm nảy sinh những ý tưởng độc đáo mà còn giúp soạn thảo văn bản, bài thuyết trình hợp lí hơn và người học cũng “ngán ngẩm” vì bài vở quá dài.
Ví dụ một số bản đồ tư duy cơ bản
+ Bản đồ tư duy một cách học thông minh
+ Bản đồ tư duy hành trang vào đời
Công cụ đề vẽ bản đồ tư duy: Download here
Trích lược (theo Sơ đồ tư duy của Tony and Barry Buzzan)